"Bắt mạch" 6 dấu hiệu bất thường hay gặp trên bugi

Là bộ phận cuối cùng trong hệ thống đánh lửa tiếp xúc trực tiếp với buồng đốt, tình trạng của bugi có thể giúp người lái đánh giá vấn đề của động cơ.

Chi tiết quan trọng trong hệ thống đánh lửa của động cơ là bugi, giữ nhiệm vụ đốt cháy hỗn hợp khí và nhiên liệu dưới áp suất cao bằng cách sinh ra tia lửa điện giữa 2 cực. Chính nhờ chi tiết này mà chủ xe có thể đọc được tình trạng của động cơ và đưa ra phương án bảo dưỡng thích hợp trong trường hợp động cơ có vấn đề.

1. Bugi có màu vàng nâu

Màu vàng nâu ở bugi báo hiệu trạng thái hoạt động bình thường, tỷ lệ không khí - xăng ổn định nên các thành phần hóa học khác cũng sẽ ổn định. Người dùng cần lựa chọn bugi có cùng khoảng nhiệt khi thay bugi mới. 

Bugi có màu vàng nâu

Lưu ý: Nhiệt độ của bugi sẽ tuỳ thuộc vào đường dẫn nhiệt. Đường dẫn nhiệt dài mang lại nhiệt độ cao, đường dẫn nhiệt ngắn giúp bugi mát hơn.

2. Bugi có màu đen và ướt

Bugi có màu đen và ướt

Hở van, hở séc-măng hay xi-lanh của động cơ bị mòn là những lí do khiến dầu nhớt rò rỉ vào xi-lanh, sinh ra muội bám vào bugi, dẫn đến bugi có màu đen và ướt. Tài xế cần kiểm tra lại toàn bộ động cơ càng sớm càng tốt nếu hiện tượng này có kèm theo khói xanh và mùi khét.

3. Bugi có màu trắng

Bugi có màu trắng

Do bộ phận làm mát bị hỏng, không tối ưu được thời gian đánh lửa của động cơ hoặc lượng nhiên liệu bị điều chỉnh cấp nhiều lượng không khí hơn mức cần thiết, dẫn đến khoảng cách nhiệt lớn và chỉ số octan xuống mức quá thấp. Điều này khiến hiện tượng bugi có màu trắng xảy ra. Người dùng cần thay mới bugi để động cơ hoạt động tốt hơn với trường hợp này.

4. Bugi bị mòn cực tâm

Bugi bị mòn cực tâm

Hiện tượng bugi bị ăn mòn điểm cực tâm xảy ra khi thời gian đánh lửa quá sớm đã làm hư hỏng bộ phận làm mát hoặc do thiếu dầu bôi trơn. Bên cạnh đó, xe sử dụng loại bugi giả có phần đầu cực làm bằng Niken cũng là một nguyên nhân khác nữa, do chất liệu này chịu nhiệt kém và dễ chảy. 

5. Cực âm của bugi bị mòn nhiều

Sự tác động của các chất phụ gia có trong xăng dầu tạo nên khe hở lớn ở đầu cực, khiến bugi khó có thể đánh lửa. Trong trường hợp này, bạn nên thay bugi mới để xe dễ dàng khởi động hơn. 

6. Bugi bị vỡ đầu sứ

Bugi bị vỡ thường là do bị đánh rơi, sử dụng sai rồi đè nặng lên cực tâm bugi, do lâu ngày bị đóng cặn ở đầu sứ hoặc phần cực trung tâm bị gỉ sét.

Khi xảy ra hiện tượng này, bạn cũng nên thay mới bugi, nếu không bugi sẽ mất khả năng đánh lửa hoặc đánh lửa muộn hơn thời điểm phun nhiên liệu, làm giảm công suất của động cơ.

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

back
Carmudi Vietnam
Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ