Công đoạn tạo ra một mẫu xe ô tô mới

Phải mất từ 3 đến 5 năm mới có thể tạo ra một chiếc ô tô mới. Đây là khoảng thời gian kể từ khi lên ý tưởng cho tới khi bắt tay vào sản xuất. Vậy, một chiếc ô tô tạo ra bằng những công đoạn như thế nào mà cần phải mất thời gian lâu như thế? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Ý tưởng để tạo ra một mẫu xe ô tô mới

Dựa vào nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng từ những thế hệ xe trước để lên ý tưởng cho mẫu ô tô mới nhằm phát triển và thêm thắt những yếu tố chưa có. Các hãng xe thường đều lên ý tưởng cho mẫu xe với nhu cầu khách hàng trong vòng 5 năm tới. Các nhà thiết kế sẽ sử dụng những thiết bị hỗ trợ như máy tính và các phần mềm chuyên dụng thiết kế để vẽ ra bản phác thảo. 

Sau đó dựa trên những thiết kế và mô phỏng trên máy tính các nhà thiết kế sẽ đắp mô hình bằng đất sét. Ở đây, các nhà thiết kế sẽ trực tiếp điều chỉnh cho đến khi họ thấy ưng ý và phù hợp với nhu cầu thị trường nhất. Các kỹ sư khí động học cũng tham gia vào khâu thiết kế để tính toán các tham số dòng khí và nghiên cứu tính khả thi, khả năng chống chiụ va chạm. Mô hình đất sét cuối cùng được chấp nhận và các nhà thiết kế sẽ bắt đầu chế tạo một nguyên mẫu theo tỷ lệ 1:1.

Thử nghiệm đánh giá mẫu xe ô tô mới

Sau khi chế tạo ra bản nguyên mẫu ban đầu, các chuyên gia sẽ cho chạy thử nghiệm ở thực tế, từ đó đưa ra những tính toán sao cho tối ưu nhất và phù hợp nhất. Chiếc xe đó sẽ được vận hành trong mọi thời tiết và địa hình khác nhau nhằm tìm ra những thiếu sót còn lại. Hơn nữa, xe được chạy trong hầm gió để đo hệ số cản gió, thử nghiệm va chạm để đo mức độ an toàn và độ nhạy bén cảm biến, túi khí và độ cứng khung gầm. Quá trình này hoàn tất cũng là lúc mà xe đã đạt tiêu chuẩn đưa vào sản xuất.

Các công đoạn lắp ráp

Thông thường, một chiếc xe ngày nay được hợp tác bởi khoảng hơn 4.000 nhà cung ứng bộ phận, bao gồm các nhà cung cấp phụ tùng thuộc sở hữu của công ty và đối tác.

1.Khung vỏ

Chúng ta thường biết, khung xe đều đi liền với vỏ xe. Cho nên, khi sản xuất khung xe thì người ta thường gộp luôn sản xuất phần khung đỡ trong các chi tiết ở vỏ xe như: nắp capo, cánh cửa, các rè chắn, phần đuôi…Khung đỡ rời được sản xuất ở 2 dây chuyền hoàn toàn khác nhau. Sau đó gắn chung với nhau từ bộ khung đỡ lực với khung đỡ vỏ xe:

Với các loại xe khung rời vỏ. Khung đỡ được sản xuất riêng biệt ở một bộ phận. Nó luôn là một loại thép chịu lực cao. Thường là dạng sắt T hoặc sắt chữ I( chữ i hoa). Khi hàn lại thành khung đỡ theo đúng thiết kế. Chúng sẽ được đem đi mài phẳng các điểm hàn và bề mặt sạch. Rồi được rửa qua bể ăn mòn. Sau đó đem vào hấp và sơn tĩnh điện.

Chu trình của nó diễn ra như sau:

Chọn mẫu sắt đặc cho từng đoạn nối khung -> Đo cắt -> Tạo hình -> Đo điểm nối hàn -> Hàn nguội -> Làm sạch bề mặt -> Làm khô -> Công đoạn sơn -> Hấp.

Khung vỏ xe

Khung lực thường là 2 thanh sắt đặc dạng khỏe đi song song và gần bằng chiều dài của xe. Được nối với nhau bằng những thanh sắt đặc hoặc ống chịu lực nhỏ hơn. Nó được chạy dạng hình như bên dưới:

  • Sản xuất khung vỏ: Cả 2 loại khung lực rời và khung lực liền đều phải sản xuất phần khung đỡ vỏ này. Tuy nhiên, quá trình sản xuất khung gầm xe ô tô này có sự khác nhau về mặt máy móc kỹ thuật. Còn về mặt lý thuyết chúng không khác nhau nhiều. Nên chúng tôi sẽ nói tổng hợp cả 2 loại khung xe trên. Loại khung vỏ thường là dạng thép có độ dày không lớn. Có thể uốn thành các hình dạng cong, vuông khác nhau. Được sản xuất thành từng chi tiết nhỏ trong tổng thể bộ khung. Sau đó hàn ráp lại với nhau tạo thành khung hoàn chỉnh và được mang đi sơn – hấp. Hầu như quá trình này đến 90% làm bằng máy.

2. Gầm

Thợ cơ khí sẽ lắp lần lượt, những bộ phận bên trong lắp trước, phía ngoài, thùng xe và hệ truyền động, trục các đăng vào khung xe, cơ cấu lái được gắn sau. Ngày nay, việc lắp ráp tại các nhà máy lớn được thực hiện bởi các cánh tay robot giúp đẩy nhanh tiến độ. Sau khi động cơ và hệ thống truyền động được gắn lên xe, công việc còn lại sẽ do robot đảm nhiệm. Robot sẽ hàn khung, miếng lót sàn, giúp công nhân lắp hệ thống treo..

Các bộ phận Gầm xe

3. Sơn xe

Ở một số nhà máy công suất lớn, robot sẽ tự động phun sơn nhằm đảm bảo độ chính xác đến từ micromet. Các kỹ sư chỉ đảm nhiệm việc pha màu và điều khiển máy móc. Tuy nhiên tại một số dây chuyền lắp ráp nhỏ, các thợ sơn sẽ trực tiếp cầm vòi để thực hiện công đoạn này.Trước khi vào sơn, chiếc xe phải trải qua một quá trình kiểm tra nghiêm ngặt. Vỏ xe được đưa qua căn phòng sơn trắng và sáng đèn, các công nhân sẽ dùng vải ngâm dầu hi-light lau sạch mọi vết bẩn. Dưới ánh đèn, loại dầu này cho phép mắt thường nhìn thấy bất kỳ khuyết tật nào trên tấm kim loại. Những khiếm khuyết sẽ được sửa chữa tại chỗ bởi những người thợ có tay nghề.

Dây truyền sơn xe

Sau khi vỏ xe được kiểm tra và sửa những khiếm khuyết, băng chuyền sẽ đưa chiếc xe qua trạm làm sạch. Tại đây, chiếc xe được tẩy mọi vết bẩn để đưa vào buồng sấy. Sau khi ra khỏi buồng sấy, chiếc xe sẽ được sơn chống gỉ (sơn tĩnh điện) cả bên trong lẫn bên ngoài. Sau khi sấy khô, lớp sơn cuối cùng sẽ được phủ lên để tạo màu và độ bóng. Sau khi sơn bóng, băng chuyền sẽ đưa chiếc xe qua lò lấp ở nhiệt độ 135 độ C.

4. Nội thất

Công nhân sẽ lắp ráp tất cả các hệ thống thiết bị và hệ thống dây điện, bảng táp lô, đèn nội thất, ghế ngồi, cửa, trang trí, đèn pha, radio, loa và tất cả kính trừ kính chắn gió ô tô, cột lái và bánh xe, bàn đạp phanh và ga, thảm, cản trước và sau. Robot sẽ dùng cánh tay hút kính chắn gió khỏi hộp vận chuyển, dùng một lớp keo bôi xung quanh viền và đặt vào khung chắn gió trên thân xe. Sau quá trình này phần vỏ sẽ được kiểm tra chống nước để đảm bảo chiếc xe vận hành tốt trong trời mưa.

5. Lắp khung gầm vào vỏ xe

Thân xe và khung sàn được ghép nối ở giai đoạn gần cuối của quy trình sản xuất. Một cánh tay robot sẽ giúp nâng thân vỏ lên trên bộ khung, công nhân sẽ bắt vít chặt khung vào thân và tạo thành chiếc xe hoàn chỉnh. Các bộ phận phanh, bánh xe cũng được đưa vào vị trí.

Kiếm soát chất chất lượng mẫu xe ô tô mới

Đến giai đoạn này, chiếc xe đã hoàn thiện và có thể sử dụng. Xe sẽ được lái tới một trạm kiểm tra bên ngoài. Tại đây, các hệ thống đèn, còi, cảm biến, hệ thống cân bằng, hệ thống pin, sạc được kiểm tra. Bất kỳ khuyết điểm nào được phát hiện đều được đưa về trung tâm sửa chữa, thường nằm ở cuối quy trình. Một nhóm chuyên gia kiểm tra xe sẽ phân tích và sửa chữa tất cả các vấn đề. Khi chiếc xe vượt qua trạm kiểm tra cuối cùng, nó được gắn nhãn hiệu, bảng giá và xếp ở một bãi chờ vận chuyển tới đại lý.

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

back
Carmudi Vietnam
Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ