Điều chỉnh chân côn xe ô tô số sàn đúng cách tại gia

Côn xe ô tô thường bị mài mòn sau thời gian dài sử dụng, điều này dẫn đến tình trạng ly hợp hoạt động không chính xác. Bạn cần lưu ý những cách điều chỉnh sau đây để côn xe ô tô luôn hoạt động hiệu quả.

Cấu tạo bộ ly hợp

Sau thời gian dài sử dụng, xe ô tô thường gặp những vấn đề như chân côn bị kẹt, bị nặng, xe bị trượt côn.... Khi gặp các dấu hiệu bất thường liên quan đến bộ ly hợp nên đưa xe đi kiểm tra càng sớm càng tốt. Những hướng dẫn cơ bản sau đây về cách điều chỉnh côn xe ô tô sẽ giúp hệ thống côn ô tô hoạt động hiệu quả, đảm bảo an toàn cho tài xế trên mọi hành trình. 

Côn xe ô tô là gì?

Côn xe ô tô (hay còn gọi là bộ ly hợp) là bộ phận liên kết của động cơ, hộp số và bánh xe, giúp bánh xe có thể hoạt động trong mọi trạng thái, ngay cả khi dừng lại. Việc điều chỉnh chân côn giúp động cơ ngắt kết nối với bánh xe. Do đó nếu chân côn gặp trục trặc, việc điều khiển xe gặp nhiều khó khăn thậm chí là xe không hoạt động được.

Cách điều chỉnh côn xe ô tô đơn giản

Điều chỉnh chiều cao đòn mở

Chiều cao đòn mở phải nằm trong phạm vi cho phép theo quy định của hãng. Khoảng cách giữa các đòn mở không được chênh lệch quá 0.3mm. Để biết khoảng cách ở các đòn mở bằng nhau hay không, bạn hãy sử dụng thước cặp để đo đầu đòn mở tới bề mặt làm việc của đĩa ép. 

Có hai cách để thay đổi chiều cao của đòn mở đó là: thay đổi chiều cao của bu lông hoặc nới đai ốc ở các bu lông được bố trí trên các đòn mở để chiều chỉnh bu lông ra/vào tùy theo hướng điều chỉnh.

Điều chỉnh hành trình bàn đạp chân côn

Hành trình bàn đạp chân côn trải qua hai quá trình. Đầu tiên là hành trình tự do của chân côn. Đây là khoảng cách từ bàn đạp đến vị trí mà vòng bi triệt tiêu hết các khe hở tự do (lúc bắt đầu tiếp xúc với đầu đòn mở), người lái khi nhấn vào bàn đạp côn sẽ cảm thấy nặng. Tiếp theo là hành trình làm việc, người lái điều chỉnh thao tác tới sát sàn xe ô tô. Quá trình này nhằm mục đích cắt côn hoàn toàn.

Hành trình bàn đạp chân côn

Độ cao của bàn đạp côn cần đáp ứng tiêu chuẩn của hãng xe. Để biết chính xác độ cao này, bạn cần sử dụng thước kê vuông góc với sàn xe. Nếu số đo không phù hợp với quy định, bạn cần điều chỉnh chiều dài bu lông tỳ cần để chiều cao đạt đúng chuẩn.

Sau đó, nhờ một người khác đạp chân côn hết xuống sàn để đo khoảng cách hành trình tổng cộng lại. Nếu hành trình tổng cộng của ô tô cao hoặc thấp hơn bình thường, cần điều chỉnh lại hành trình tự do của chân côn, ví dụ dòng xe Toyota thường có chiều dài hành trình tự do chân côn nằm trong khoảng 5-15mm. Trong trường hợp chiều dài không đạt tiêu chuẩn của các hãng xe, bạn cần sử dụng vít chỉnh để thay đổi chiều dài của thanh kéo. 

Điều chỉnh chân côn ô tô có cấu tạo bằng thủy lực bằng cách nới ốc hãm vặn vít điều chỉnh. Theo đó, chiều dài ty đẩy nối từ bàn đạp ly hợp tới piston xy lanh chính bị thay đổi. Ngoài ra, đối với các loại chân côn có cấu tạo hệ dẫn động thủy lực, cần kiểm tra hành trình dịch chuyển bàn đạp tính từ khi nhấn côn tới khi ty đẩy bắt đầu tác dụng tới piston xy lanh. Hành trình đáp ứng tiêu chuẩn thường nằm trong khoảng 1-5mm.

Xả khí sau khi chỉnh chân côn ô tô

Nhằm đảm bảo không ảnh hưởng khả năng vận hành của chân côn, bạn cần tiến hành xả khí sau khi điều chỉnh chân côn ô tô bằng cách lắp ống nhựa vào ống xả khí, đầu còn lại cắm vào lọ hứng dầu phanh. Sau đó, nhờ một người khác nhấn bàn đạp côn và giữ nguyên, đồng thời nới ống xả khí đến phi thấy dầu phanh chảy ra thì vặn lại ốc thoát khí.

Phương pháp côn xe an toàn

- Không nên đạp côn trước khi phanh

- Khi khởi động xe, nhấn côn xuống đề di chuyển trục bánh. Sau khi đạp hết côn thì rời chân côn và di chuyển cần số từ số 1

- Khi cần dừng xe, để xe không chết máy hay phải khởi động lại, thay vì đạp hết côn và phanh, lời khuyên là đạp nhẹ côn để xe chuyển động chậm dần rồi dừng hẳn. Khi muốn xe chạy nhanh hơn, bạn chỉ cần nhấc nhẹ chân côn. 

- Trong điều kiện lái xe bình thường, bạn nên để rảnh chân, không tì chân vào bàn đạp côn, điều này tránh làm mòn bộ ly hợp và chân bạn cũng không bị mỏi. 

- Khi dừng đỗ tạm thời, chuyển xe về số 0 và nhả côn và không nên đạp hết côn. Việc nhả côn từ từ giúp chân côn nhẹ hơn, xe không bị chết máy đột ngột.

- Cách nhả chân côn: nhả 2/3 phanh rồi tăng dần lực mô men, cần quan sát xung quanh rồi mới nhả côn, không nên nhả côn một cách đột ngột.

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

back
Carmudi Vietnam
Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ