Lược sử Kenichi Yamamoto và động cơ xoay Mazda vang danh một thời

Là một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho hãng ô tô Mazda, Kenichi Yamamoto có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nền công nghiệp ô tô Nhật Bản nói chung và động cơ xoay Wankel nói riêng.

Tiểu sử về Kenichi Yamamoto

Kenichi Yamamoto

Kenichi Yamamoto sinh ngày 16 tháng 9 năm 1922 ở phía tây nam đảo Kyushu, tỉnh Kumamoto, Nhật Bản. Sau đó, ông chuyển đến Hiroshima với gia đình, cũng chính là nơi đặt trụ sở của Mazda. Năm 1944, Yamamoto có bằng kỹ sư cơ khí của trường Đại học Hoàng gia Tokyo (nay là đại học Tokyo), làm việc cho Công ty Máy bay Kawanishi rồi vào phục vụ trong Hải quân Nhật Bản.

Em gái của Yamamoto thiệt mạng trong vụ thả bom nguyên tử ở Hiroshima vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, ngôi nhà của gia đình cũng bị phá huỷ. Cha mẹ ông còn sống nhưng không may lại bị nhiễm phóng xạ. 

Yamamoto tham gia Hải quân Nhật Bản năm 1945 và trở về Hiroshima vào tháng 9 sau khi nơi đây bị bom nguyên tử tàn phá.

Bắt đầu sự nghiệp

Nhà máy Toyo Kogyo

Ông trở lại Hiroshima sau Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc và làm việc cho nhà máy Toyo Kogyo nằm ở ngoại ô thành phố (tiền thân của Mazda) - chuyên sản xuất hộp số cho xe tải ba bánh. Đó là một công việc không mấy lý tưởng để tự phát triển khả năng bản thân nhưng lại cho phép ông khám phá những thách thức mới.

Yamamoto tình cờ tìm thấy bản thiết kế hộp số của công ty vào một ngày nọ và đã bắt tay vào nghiên cứu. Ông kiểm tra dung sai và chất lượng theo cách riêng của mình. Một số kỹ sư cấp cao đã chú ý đến ông và cân nhắc đề bạt Yamamoto thành kỹ sư thực thụ thay vì công nhân lắp ráp như bấy giờ.

Nhờ siêng năng và ham học hỏi, Kenichi Yamamoto từng bước trở thành quản lý nhà máy hộp số.

  • Kenichi Yamamoto bắt đầu thiết kế động cơ OHV của Mazda ở tuổi 25.

Ông Yamamoto nhận chức phó giám đốc Bộ phận thiết kế động cơ của Toyo Kogyo năm 1959. Một số dự án quan trọng của Mazda như xe tải K360 và xe du lịch đầu tiên của Mazda R360 đều được giám sát bởi Yamamoto.

Sự hình thành của động cơ xoay Mazda

Kenichi Yamamoto hợp tác cùng Felix Wankel

Chủ tịch Toyo Kogyo là Tsuneji Matsuda tin tưởng vào tài năng của Yamamoto và giao cho ông trọng dự án phát triển động cơ xoay hợp tác với công ty sản xuất ô tô Audi NSU Motorenwerke ở Đức. Cụ thể,  khoảng năm 1961, Yamamoto phải giám sát một nhóm kỹ sư (47 người kỹ sư - 47 Ronin) hoàn thiện động cơ xoay được phát minh bởi kỹ sư người Đức Felix Heinrich Wankel (1902 – 1988).

  • Động cơ xoay này được hy vọng sẽ thay thế các động cơ đương thời nhờ tối giản các piston chuyển động qua lại, các thanh kết nối và trục khuỷu.

Bên cạnh các cơ hội, vòng quay của động cơ Wankel còn tiềm ẩn những rủi ro. Công ty Toyo Kogyo đứng trước áp lực phải hợp nhất với các công ty lớn hơn trong nước để tăng sức cạnh tranh ở nước ngoài theo yêu cầu của Bộ Thương mại Quốc tế và Bộ Công nghiệp Nhật Bản. Trong đó, chỉ Toyota, NissanIsuzu được xem là những thương hiệu ô tô của đất nước. Tuy nhiên, điều này cũng không thể ngăn cản bước tiến của Toyo Kogyo.

  • Sự thành công của động cơ xoay sẽ giúp tài chính công ty không phải phụ thuộc vào các công ty lớn.

Đội ngũ kỹ sư 47 Ronin

Năm 1985, khi được hỏi về lý do phát triển động cơ xoay Mazda, ông Yamamoto từng chia sẻ với The New York Times rằng họ phải thể hiện và chứng minh sự khác biệt của thương hiệu.

Kenichi Yamamoto đã góp phần đưa Mazda trở thành thương hiệu ô tô duy nhất trên toàn cầu phát triển thành công động cơ xoay, nhưng tầm ảnh hưởng của ông không hề dừng lại ở dự án này.

Thành công đến từ sự nỗ lực tuyệt vời

Nguyên mẫu động cơ xoay của nhóm kỹ sư Kenichi Yamamoto xuất hiện trên một chiếc coupe có tên gọi Cosmo Sport (được giới thiệu lần đầu tại Tokyo Motor Show năm 1963 và chính thức phân phối năm 1964).

Mazda Cosmo Sport 1964

Kenichi Yamamoto đã kiên nhẫn giới thiệu về chiếc xe với hàng ngàn khách tham quan để nhận được sự ủng hộ từ họ. Ông còn cùng chủ tịch của Toyo Kogyo lái chiếc xe đi khắp Nhật Bản trong hai tuần để tuyên truyền về loại động cơ xoay tuyệt vời của Mazda. 

  • Nhờ tài năng thuyết phục của ông Yamamoto, động cơ xoay Mazda đã được đồng ý sản xuất hàng loạt và trở thành biểu tượng cho các dòng xe nhỏ gọn có kiểu dáng thể thao của hãng.

Động cơ xoay Mazda

Động cơ xoay Mazda

Động cơ xoay Mazda

Động cơ xoay Mazda

Động cơ xoay Mazda

Động cơ xoay Mazda

Năm 1967, Mazda Cosmo Sport được chế tạo và trở thành chiếc xe thương mại đầu tiên sở hữu động cơ rotor quay (Rotary engine). 

Quá trình sụp đổ lần đầu tiên của động cơ xoay Mazda 

Động cơ xoay Mazda sụp đổ

Tuy nhiên, loại động cơ này lại có khuyết điểm là tiết kiệm nhiên liệu kém. Đồng thời vào lúc đó, cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra vào những năm cuối 60 đến đầu 70 của thế kỷ 20 đã khiến doanh số bán hàng sụt giảm nghiêm trọng, đưa công ty đến bờ vực phá sản.

Mặt khác, sức phát triển của động cơ xoay Mazda trở nên kém đi cũng một phần do vấp phải sức cạnh tranh lớn đến từ các động cơ hiệu suất ổn định của Toyota và Honda.

  • Lúc bấy giờ, động cơ xoay Mazda tiêu hao nhiều nhiên liệu, tuổi thọ rotor lại giảm dần do thiết kế buồng đốt mỏng và dài nên hiệu suất động cơ không cao, chỉ đạt 2/3 so với động cơ piston thông thường.

Ý chí phục hưng động cơ xoay Mazda của Kenichi Yamamoto

Kenichi Yamamoto trong Dự án Phoenix

Vào những năm 1970, dự án Phoenix của Mazda được tiến hành với sự tham gia của Kenichi Yamamoto nhằm tìm ra phương pháp giảm mức tiêu thụ nhiên liệu của máy quay xuống 40% và giúp nó đáp ứng những quy định về không khí sạch vào thời điểm đó.

Ông Yamamoto trở thành người đứng đầu dự án vào năm 1974, nhất quyết không từ bỏ công nghệ đột phá vốn đã khiến nó trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Qua nhiều năm, rốt cuộc quá trình thay thế và điều chỉnh cũng đem lại những khởi sắc đầu tiên:

  • Động cơ sở hữu khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn.
  • Số lượng xe bán ra của mẫu Mazda RX-7 Coupe (ra mắt năm 1978 và dừng sản xuất vào năm 2002) trang bị động cơ xoay Mazda cũng tăng vọt.

Sự thành công của các mẫu xe thế hệ tiếp theo

Mazda RX-7

Cùng năm ra mắt mẫu Mazda RX-7, Kenichi Yamamoto đã gặp Bob Hall (biên tập viên của tờ báo Mỹ Autoweek nổi tiếng) - người quyết định sự thành công của Mazda 30 năm sau đó. Bob Hall đã đưa ra đề xuất chế tạo một chiếc Roadster sử dụng động cơ xoay thay vì tiếp tục phát triển chiếc Coupe.

Bob Hall, nhà báo tờ Autoweek

Tuy nhiên, lúc này Kenichi Yamamoto chưa thực sự có nhiều ảnh hưởng nên ý tưởng này vẫn bị hoãn lại.

Mãi khi chính thức trở thành chủ tịch của Mazda vào năm 1985, ông mới đề nghị phát triển mẫu Roadster hai chỗ ngồi. 

  • Mẫu xe có tên MX-5 Miata đã ghi điểm trong mắt người tiêu dùng và nhanh chóng trở thành chiếc xe thương hiệu của hãng.

MX-5 Miata – Roadster

Phát triển thương hiệu Mazda

Năm 1982, ông chia sẻ rằng Mazda gặp khó khăn khi tiếp cận với thị trường nước ngoài, cụ thể là Mỹ. Vì vậy, Yamamoto đã ưu tiên phát triển và mở rộng thêm nhà máy tại Flat Rock, Michigan, Hoa Kỳ.

Nhà máy này sau đó chính là biểu tượng cho sự hợp tác liên tục giữa Mazda và Ford Motor Company - công ty đã mua 50% cổ phần của nhà máy vào năm 1992, tăng thêm 25% cổ phần hiện có của Mazda khi ấy.

  • Ông Kenichi Yamamoto rời ghế chủ tịch vào năm 1992 sau hơn 40 năm cống hiến cho hãng xe và tiếp tục giữ vai trò cố vấn cho công ty các năm sau đó. 
  • Mazda RX-8 2012 là chiếc xe cuối cùng được sản xuất với động cơ xoay Wankel.

Doanh số bán/tiêu thụ của động cơ xoay Mazda Wankel

Năm 2003, trong lúc hồi tưởng lại giai đoạn tiên phong chế tạo động cơ xoay cung cấp năng lượng cho 1,8 triệu xe Mazda, ông Kenichi Yamamoto đã bày tỏ niềm tự hào khi là một kỹ sư.

Năm 2017, ông đột ngột ra đi, hưởng thọ 95 tuổi, để lại sự mất mát, nuối tiếc to lớn cho hãng Mazda nói riêng và những người dùng từng yêu quý động cơ xoay Mazda nói chung. 

Kenichi Yamamoto

Ông Kenichi Yamamoto đã được vinh danh vào Đại sảnh Danh vọng Ô tô Nhật Bản vào năm 2007, để ghi nhận và tôn vinh “quyết tâm vượt bậc của anh ấy trong việc chấp nhận thử thách phát triển động cơ xoay Mazda”.

Kenichi Yamamoto

Động cơ xoay Mazda (1960 - 2012) hiện không còn được sản xuất nhưng tinh thần của Kenichi Yamamoto vẫn tiếp tục trường tồn. Một đội ngũ riêng vẫn đang nghiên cứu về nó. Ngoài ra, Mazda cũng đã giới thiệu động cơ Skyactiv-X tích hợp công nghệ HCCI giúp động cơ xăng hoạt động như động cơ diesel thông qua nén hỗn hợp không khí và nhiên liệu trong buồng đốt đến khi nó tự cháy.

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

back
Carmudi Vietnam
Đánh giá:
5/5 (11 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ