Mức phí dành cho ô tô vào nội đô Hà Nội cao, người dân khó đồng tình

Mỗi lượt vào nội đô, ô tô dưới 9 chỗ sẽ phải bỏ ra tới 60 nghìn đồng. Mức thu này khiến nhiều người dân và cánh tài xế "lè lưỡi, lắc đầu”.

    Xe con sẽ phải chi tới 60 nghìn đồng cho mỗi lượt vào nội đô

    Cách đây chưa lâu, Sở GTVT Hà Nội đề xuất xây dựng 87 trạm thu phí nhằm giảm xe ô tô vào nội đô, cải thiện vấn về ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường từng khiến người dân xôn xao. Hiện tại, thông tin về mức thu dự kiến của các trạm thu phí này lại một phen làm cho nhiều người dân giật mình.

    Cụ thể, các xe ô tô cá nhân dưới 9 chỗ (đối tượng chính) dự kiến sẽ thu 25.000đ - 60.000đ/lượt; xe ô tô từ 9 chỗ trở lên và xe tải các loại thu 15.000đ - 40.000đ/lượt, theo Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng (Sở GTVT Hà Nội).

    Thời gian thu bắt đầu từ 5h đến 21h hàng ngày và mức thu có thay đổi vào các giờ cao điểm (sáng từ 6h00-9h00, chiều từ 16h00-19h30). Việc thu phí này được đề xuất sẽ thực hiện từ năm 2025. 

    Từ năm 2025, xe ô tô khi

    Trong Báo cáo Đề án, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng trình bày rõ đây là loại phí chủ yếu để điều tiết, hạn chế phương tiện giao thông cơ giới cá nhân tại khu vực thường xảy ra ùn tắc để giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường.

    Đối tượng được Đề án nhắm tới chủ yếu là ô tô cá nhân di chuyển từ bên ngoài vào khu vực thu phí (trong vành đai 3).

    Taxi là phương thức vận tải bán công cộng, xe tải được quản lý theo Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND ngày 02/10/2020 của UBND TP nên được đề xuất ưu tiên không chịu phí hoặc chịu mức phí thấp.

    So với xe cá nhân, xe ô tô khách thương mại vẫn sẽ bị áp dụng thu phí nhưng theo hướng thấp hơn dù có tác dụng vận chuyển tập trung nhiều người dân cùng lúc. Bên cạnh đó cũng có chính sách miễn giảm cho xe ô tô của người dân, cơ quan, tổ chức trong khu vực thu phí.

    Xe ưu tiên theo quy định hiện hành (xe cảnh sát, xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe quân đội,...); xe công vụ; xe buýt công cộng là các đối tượng được miễn phí. Tuy nhiên, để phân biệt với các loại xe ô tô cùng chủng loại những vẫn phải chịu phí, các loại xe này vẫn phải đăng ký trong hệ thống, được lắp thiết bị trên xe và cài đặt chế độ miễn thu phí.

    Người dân kêu đắt

    Mức thu phí như trên được một số người dân thường xuyên đi lại bằng ô tô vào khu vực trung tâm cho rằng là quá cao.

    Theo anh Lê Khắc Tuấn (quận Cầu Giấy, Hà Nội), chưa biết có đỡ tắc đường không nhưng mức phí này còn cao hơn nhiều trạm BOT. Với nhiều người do đặc thù nơi ở, làm việc cần qua lại trong-ngoài vành đai 3 cả chục lần mỗi ngày thì điều này khó mà chấp nhận. 

    Anh cho biết công việc của mình đòi hỏi phải sử dụng ô tô cá nhân đi lại trong thành phố. Nếu áp dụng mức phí trên, mỗi tháng anh có thể mất thêm 3-4 triệu cho việc đi lại. Hiện tại di chuyển bằng ô tô đã phải chịu nhiều chi phí, bây giờ có thêm tiền này nữa thì chỉ còn nước bán xe.

    Một trường hợp khác của anh Đinh Mạnh Dũng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) nhà trên đường Khuất Duy Tiến (là tuyến đường vành đai 3) vốn là đường 1 chiều nên phải thường xuyên ra-vào ranh giới vành đai. Như vậy thì dù xe anh có vào nội đô hay không vẫn phải mất tiền phí. 

    Anh cho rằng những khu vực lân cận vành đai 3 nên có chính sách miễn phí. Bên cạnh đó, thời gian thu phí từ 5-21h chẳng khác nào thu tiền cả ngày.

    Đối với Anh Phan Bá Minh (quận Đống Đa, Hà Nội), phương án thu phí chỉ giảm được số ít người lái ô tô lang thang không mục đích còn những người đi làm vẫn phải qua dù phí cao. Người lao động không có nhiều lựa chọn khác và phải chịu áp lực kinh tế này. 

    Anh Hoàng Văn Phú hành nghề lái taxi công nghệ cũng đồng tình với  ý kiến trên. Anh chia sẻ thu nhập của lái xe vốn không dư dả bao nhiêu, mức phí trên dù được giảm giá thì cũng vẫn quá cao và không biết ai sẽ chi trả. Có thể phương án thu theo quãng đường di chuyển thực tế sẽ hợp lý hơn việc cứ đi qua trạm là mất tiền.

    Chuyên gia kinh tế - Thạc sĩ Nguyễn Văn Phương khi bình luận về vấn đề này cho biết không ít thành phần khác cũng bị ảnh hưởng bên cạnh đối tượng nhắm đến của đề xuất này là người sử dụng ô tô cá nhân di chuyển vào nội đô.

    Ông Phương phân tích số tiền đó không hề nhỏ và sẽ được cộng vào chi phí sản xuất, kinh doanh làm tăng giá cả thị trường. Việc này không thể tránh khỏi ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. 

    Các trạm thu phí sẽ được đặt ở khu vực cửa ngõ vào trung tâm thành phố, theo “Đề án thu phí phương tiện vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường để hạn chế xe cơ giới đi vào”. Đường vành đai 3 là ranh giới để xác định giữa khu vực nội đô và ngoại thành, cụ thể các tuyến: Vành đai 3 (dưới thấp) - cầu Thanh Trì - Pháp Vân - Mai Dịch - Phạm Văn Đồng - Tây Hồ Tây - Võ Chí Công - Cầu Nhật Tân - Hoàng Sa - Trường Sa - Lý Sơn - Nguyễn Văn Linh - Vành đai 3.

    Trên cơ sở các tuyến đường trên, 87 trạm thu phí được đề xuất đặt tại 68 vị trí để thu phí phương tiện từ bên ngoài vào nội thành. Dự tính tổng kinh phí đầu tư xây dựng các trạm thu phí này ở mức trên 2.646 tỷ đồng với chi phí thiết bị chiếm đến 2.155 tỷ đồng, phần còn lại là các chi phí xây dựng, quản lý, chi phí dự phòng...

    Mua xe đã qua sử dụng tại Đấu Giá Ô Tô trên Carmudi- chương trình đấu giá xe trực tuyến duy nhất tại Việt Nam. Với hàng trăm xe từ người bán trên khắp mọi miền, bạn dễ dàng tìm kiếm một chiếc SUV, Sedan, hatchback, xe tải, xe bán tải… Tham gia đấu giá ngay để thắng chiếc xe mơ ước với mức giá tốt hơn mong đợi.

    Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

    back
    Carmudi Vietnam
    Đánh giá:
    5/5 (10 đánh giá)
    Chia sẻ
    Tags:
    Tôi cần bán xe cũ