Tìm hiểu về đèn giao thông trên thế giới

Đèn giao thông có một vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết giao thông, nhất là tại những thành phố lớn có lượng người di chuyển đông đúc. Vậy liệu có khi nào dừng trước một tín hiệu đèn giao thông, bạn đã từng hỏi tại sao lại có 3 đèn với những màu sắc này, hay ý nghĩa thực sự của những tín hiệu này là như thế nào không ?

Chắc hẳn ai cũng sẽ có một lần tò mò rồi lại quên mất mà không tìm hiểu. Với những thông tin thú vị dưới đây, bạn sẽ có một cái nhìn thú vị hơn về loại công cụ quen thuộc này:

Những điều thú vị về tín hiệu giao thông trên thế giới

Mặc dù tiêu chuẩn thiết kế đèn giao thông trên thế giới là giống nhau, nhưng một số quốc gia hoặc khu vực có những đăc điểm văn hóa hay lối sống đặc trưng riêng nên tín hiệu đèn ở đây cũng trở nên khá khác biệt. Có thể dễ dàng nhận thấy điều này tại các giao lộ, ngã tư và chủ yếu là thể hiện ở đèn dành cho người đi bộ. Tại một số thành phố ở Ý như Rome, Palermo và Napoli, hầu như chẳng ai bận tâm tới đèn giao thông, xe chỉ dừng lại trong trường hợp có người đi bộ đi ngang cách 1 inch từ nắp ca pô xe tính ra mà thôi Tín hiệu đèn dành cho người đi bộ là 2 người đàn ông mặt quần áo lịch sự, đội mũ, hay còn gọi là “Green Man” thể hiện cho tính cách có tổ chức và ngay thẳng của người dân Đức. Người Bỉ không thích “Green Man” nên thay vào đó là một cặp vợ chồng ăn mặt rất chỉnh chu đang chờ đèn sáng. Trái ngược với đó, tín hiệu đèn tại Pari, Pháp lại được tối giản hết sức, chỉ vừa đủ để người đi đường nhận biết mà thôi. Đối với người dân tại thị trấn Fredericia của Đan Mạch, đèn dành cho người đi bộ lại được thể hiện bằng hình ảnh người lính vác súng trên vai để vinh danh cho những chiếc sĩ trong trận Fredericia năm 1849 thời kỳ Chiến tranh Schleswig. [gallery link="file" ids="1485,1486,1492,1488,1489,1496,1490,1491,1511,1487,1497,1498,1495,1502,1512,1503,1506,1504,1507,1508,1513,1509,1510,1514,1499"] Bên cạnh đó, tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng và mật độ tham gia giao thông của từng quốc gia, thiết kế tín hiệu đèn cho người lái xe tại nhiều quốc gia cũng khá khác biệt: Lượng người đi lại đông đúc cộng với những con đường hẹp quanh co là đặc trưng của đường phố Nhật Bản. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ thấy lạ với tín hiệu đèn “được đi” là màu xanh dương thay vì xanh lá. Thực ra chẳng có lý do gì đặc biệt mà chỉ là cách phát âm của người Nhật dễ gây nhầm lẫn giữa hai từ “xanh lá” và “xanh dương” nên người dân ở đây chấp nhận ý nghĩa tương tự nhau của 2 màu sắc này. Mặc dù vẫn đáp ứng yêu cầu về màu sắc cũng như biểu tượng, thiết kế của tín hiệu giao thông tại Cardiff, xứ Wales lại hoàn toàn khó hiểu với những ai mới bắt gặp lần đầu. Trong khi đó, quy hoạch giao thông ở Lisbon, Bồ Đào Nha lại rất rõ ràng với cả đèn dành riêng cho xe buýt, khi xe buýt được di chuyển, cả xe hơi lẫn người đi bộ đều phải dừng lại. Trên đại lộ Las Vegas, bạn có thể thấy được  độ “chịu chơi” của người Mỹ với một bộ cả 5 chiếc đèn giao thông được tách rời ra. Trái ngược với hình ảnh tín hiệu đèn dày đặc tại nhiều quốc gia, bạn sẽ chẳng thể nào tìm thấy một cột đèn giao thông ở thành phố Đà Lạt, Việt Nam. Tìm hiểu về đèn giao thông trên thế giới  

Lịch sử ra đời của đèn giao thông

Tín hiệu đèn giao thông đường bộ xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1868, tại London nước Anh. Ý tưởng này được một kỹ sư và nhà quản lý đường sắt tên John Peake Knight đề xuất do nhận thấy lượng xe ngựa kéo ngày càng gia tăng và gây nguy hiểm cho người đi bộ khi băng qua đường. Vào thời điểm đó, trụ đèn giao thông sẽ có 1 hoặc nhiều nhánh có thể nâng lên hoặc hạ xuống để báo hiệu cho xe kéo dừng lại, vào ban đêm thì sẽ có hai đèn đỏ và xanh lá báo hiệu cho xe lúc nào được đi và lúc nào dừng lại. Nhưng thật không may, những trụ đèn này nhanh chóng bị dẹp bỏ do một tai nạn về cháy nổ. Tại thành phố Detroit, Michigan của Mỹ, một cảnh sát William L. Potts đã phát minh ra một hình tín hiệu giao thông 4 mặt và dùng 3 màu đỏ, vàng và xanh lá để điều tiết giao thông tại các giao lộ. Đây cũng là thành phố đầu tiên sử dụng đèn giao thông 3 màu trên thế giới, và phương pháp này vẫn được áp dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Qua những lần cải tiến năm 1950, 1952 và 1967 cùng sự phát triển của công nghệ thông tin, đèn giao thông đã trở nên chính xác và ít tốn kém hơn trước rất nhiều. Ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia đều có một hệ thống đèn giao thông được thiết kế và có tiêu chuẩn khá tương tự so với ý tưởng ban đầu, và tất nhiên đều được vận hành bằng máy tính.

Tại sao đèn giao thông lại có 3 màu đỏ-vàng-xanh?

Hệ thống tín hiệu giao thông đầu tiên sử dụng 3 mà đỏ - dừng lại, xanh – chuyển đèn và trắng – được đi. Tuy nhiên, màu trắng thường lẫn lộn với các đèn chiếu sáng thông thường khiến người tham gia giao thông không nhận biết chính xác được. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã chọn ra 3 màu đỏ, vàng, xanh để áp dụng cho hệ thống đèn tín hiệu cho tới ngày nay. Vậy tại sao lại chọn 3 màu này ?

  • Màu đỏ luôn là một màu có khả năng gây ấn tượng mạnh, lại là màu của máu nên rất dễ liên tưởng đến những tình huống nguy hiểm . Do đó, màu này được chọn cho tín hiệu “dừng xe” để người tham gia giao thông hiểu rằng bỏ qua tín hiệu này sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.
  • Màu xanh được chọn cũng vì có khả năng gợi tưởng cho người đi đường. Màu xanh của thiên nhiên là tác nhân giúp cho con người trở nên thư thái và dễ chịu hơn, khi đèn chuyển xanh có nghĩa là xe được đi, đây cũng là lúc con người trở nên vui vẻ hơn. Đồng thời, trong số những màu sắc êm dịu thì màu xanh dễ nhận thấy trong đêm hơn, giúp các lái xe không bị nhầm lẫn.
  • Màu vàng cũng giống như chức năng chuyển tiếp của tín hiệu, là sự trung hòa giữa màu đỏ và màu xanh, giống như biểu tượng của mặt trời, vừa mang đến sự thư thái cho người đối diện trong khi lại không quá mạnh mẽ như màu đỏ. Đây cũng là sự lựa chọn phù hợp để sử dụng trong đêm vì có thể nhận biết màu vàng từ xa.

Tìm hiểu về đèn giao thông trên thế giới 2

Các loại đèn và tiêu chuẩn cơ bản của tín hiệu giao thông

Đèn giao thông hiện nay thường có 3 loại: Dành cho xe cộ, dành cho người đi bộ và đèn đếm lùi. Bán camera Vietmap

1. Đèn dành cho xe cộ: Loại 3 màu

Đèn được lắp theo thứ tự: Đèn đỏ ở trên, vàng ở giữa và xanh ở dưới nếu lắp dọc; đỏ ở bên trái, vàng ở giữa, xanh ở bên phải (đèn đỏ hướng xuống lòng đường, đèn xanh hướng về phía vỉa hè hoặc giải phân cách).

  • Đèn đỏ: Khi gặp đèn đỏ, các phương tiện đang di chuyện phải dừng lại ở phía trước vạch dừng (trừ trường hợp xe được quyền rẽ phải theo quy định). Khi đó, người đi bộ được sang đường.
  • Đèn vàng: Là đèn đánh dấu sự thay đổi tín hiệu: Nếu bật sau đèn xanh có nghĩa là xe phải chuẩn bị dừng, nếu bật sau đèn đỏ có nghĩa là chuẩn bị đi. Trong trường hợp chỉ có 1 đèn vàng sáng nhấp nháy thì người điều khiển xe vẫn được đi nhưng phải chú ý cẩn thận.
  • Đèn xanh: Đèn xanh báo hiệu các phương tiện được phép đi. Lúc này người đi bộ không được sang đường.

2. Đèn dành cho người đi bộ: Loại 2 màu

Đèn có 2 màu xanh, đỏ và được lắp theo thứ tự: Đèn đỏ ở trên, đèn xanh ở dưới nếu lắp theo chiều dọc; đèn đỏ ở bên trái, đèn xanh ở bên phải hoặc người lại nếu lắp theo chiều ngang.

  • Đèn đỏ: Đèn có hình ảnh người màu đỏ đang đứng hoặc chữ “dừng lại”. Người đi bộ không được sang đường và phải đứng yên trên vỉa hè.
  • Đèn xanh: Đèn có hình ảnh người màu xanh đang bước đi hoặc chữ “sang đường”. Người đi bộ được phép sang đường.

Người đi bộ phải chú ý khi đèn nhấp nháy để chuẩn bị sang đường hoặc di chuyển nhanh hơn.

3. Đèn đếm lùi

Loại đèn này thường được lắp đặt bổ sung bên đèn tín hiệu chính. Đèn này được hiển thị bằng con số đếm ngược với những màu sắc phù hợp với màu đèn chính.

back
Carmudi Vietnam
Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ