Làm thế nào để nhận biết đã đến lúc thay má phanh?

Má phanh tuy là chi tiết quan trọng nhưng lại không nhận được sự quan tâm đáng có, khiến đôi khi dẫn đến xảy ra nhiều rủi ro đáng tiếc.

Một số người dùng hiện nay chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của phanh xe ô tô. Họ chăm sóc xe cẩn thận, thường xuyên thay dầu, thay nước mát nhưng lại bỏ quên phanh xe hay má phanh dù đây là thiết bị có tính quyết định độ an toàn khi vận hành xe.

Khi bạn đạp phanh, lực ép sẽ được truyền từ chân phanh qua đầu phanh rồi đến má phanh. Má phanh sẽ kẹp vào đĩa phanh tạo ra lực ma sát khiến xe chạy chậm lại hoặc dừng hẳn. Vì thế, hai chi tiết này sẽ mòn theo thời gian và cần được thay thế. Trong đó, má phanh sẽ dễ bị mòn hơn và người dùng phải thay thế thường xuyên hơn đĩa phanh. Vậy, khi nào thì nên thay má phanh?

Má phanh ô tô

Thời hạn sử dụng má phanh

Má phanh trên thị trường hiện nay có thể chia thành 3 loại.

Loại thứ nhất là má phanh hữu cơ có bề mặt làm từ các sợi hữu cơ phi kim, ít gây tiếng ồn nhưng cũng nhanh mòn nhất.

Thứ hai là loại phổ biến nhất - má phanh bán kim loại. Loại phanh này hoạt động được ở nhiệt độ cao nhờ được làm từ vật liệu kết hợp giữa hữu cơ và kim loại.

Loại cuối cùng là má phanh gốm (ceramic) được tạo thành từ sợi ceramic và sợi đồng trộn lẫn vào nhau. Đây là loại phanh đắt nhất nên cũng tốt và bền bỉ nhất.

Một cặp má phanh thường có hạn sử dụng khoảng 50.000 dặm (80.000 km). Tuy nhiên, con số này sẽ tự động rút ngắn lại nếu xe phải đi qua nhiều địa hình đèo, dốc. Thời hạn sử dụng chính xác của từng loại má phanh sẽ được nêu rõ trong tài liệu kỹ thuật xe hoặc được công bố trên trang web của hãng sản xuất. Trong khi với má phanh thay mới thì những thông tin này sẽ được ghi trên vỏ hộp và bao bì sản phẩm.

Rất dễ để nhận biết dấu hiệu má phanh đã bị hỏng: Đạp phanh thấy không có lực hoặc có tiếng kêu rít chói tai. Với một số dấu hiệu như bó phanh, phanh cứng hoặc mất bám thì chủ xe nên mang đến gara sửa chữa để kiểm tra rotor phanh, hệ thống dẫn dầu...

Vì phanh là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của xe, người dùng được khuyến cáo nên kiểm tra bộ phận này thường xuyên chứ đừng đợi đến phanh hỏng hẳn rồi mới thay.

Những thói quen tàn phá phanh xe

Những thói quen tàn phá phanh xe

Thói quen lái xe nhanh rồi phanh gấp và giật cục là nguyên nhân chính dẫn đến mòn má phanh, hỏng kẹp phanh (calip) hoặc ống dẫn đầu phanh có bọt khí.

Tuổi thọ phanh trên những chiếc xe tải cũng bị rút ngắn nếu xe chở quá tải trọng do cần lực phanh vượt quá mức tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Việc rà phanh liên tục khi đổ đèo trên những cung đường dốc sẽ khiến nhiệt độ phanh tăng cao. Nhiệt độ lên đến mức 600 - 700 độ C có thể gây ra hiện tượng mất phanh, dẫn đến các tai nạn đáng tiếc. Đã có nhiều tai nạn thảm khốc khi xe khách rà phanh đổ đèo tại Việt Nam.

Làm thế nào để nhận biết đã đến lúc thay má phanh?

Tài xế nên chuyển về mức số thấp để hãm tốc độ trôi xe và phòng tránh hiện tượng trên. Hãy ngừng đạp phanh khi phát hiện mùi khét phát ra từ phanh xe, nếu không nhiệt độ phanh sẽ tăng cao đến mức mất tác dụng hoàn toàn.

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

back
Carmudi Vietnam
Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ