Những điều cần biết về hệ thống túi khí trên xe hơi

Túi khí là một trong những thiết bị an toàn phổ biến ở hầu hết các mẫu xe hơi hiện đại. Cùng với hệ thống dây đai an toàn, túi khí giúp giảm thiểu chấn thương cho người lái và hành khách ngồi xe khi xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp xảy ra va chạm nào cũng có thể kích hoạt hệ thống túi khí trên xe ô tô. Hiểu rõ về cấu tạo và hoạt động của hệ thống túi khí có thể giúp khách hàng an tâm hơn khi di chuyển trên đường.

Năm 1952, một kĩ sư thuộc biên chế hải quân – John W. Hetrick đã phát minh ra túi khí. Tuy nhiên, trong thời gian này túi khí chỉ được phổ biến trong phạm vi gia đình của Hetrick. Phải đến năm 1967, Allen Breed – một nhà sáng chế người Mỹ mới nghĩ đến việc ứng dụng phát minh túi khí vào hệ thống đảm bảo an toàn trên xe ô tô. Hãng xe đầu tiên được Allen Breed nhắm tới trong việc giới thiệu các chức năng của túi khí là Chrysler. Tiếp sau Chrysler, hàng loạt các nhà sản xuất xe danh tiếng như Ford, Oldsmobile, Buick, Cadilac, Chevrolet đã tiến hành trang bị túi khí đôi cho các mẫu xe mới của mình. Sau thắng lợi của Đảng Dân Chủ năm 1993, tổng thống Clinton đã ban hành sắc lệnh trong đó qui định việc lắp đặt túi khí trên xe ô tô trở thành tiêu chuẩn an toàn bắt buộc. Kể từ đây, lịch sử của túi khí đã bước sang trang mới và trở nên phổ biến cho đến tận ngày nay. 

924471-car-air-bags 

Túi khí có cấu tạo khá đơn giản bao gồm 3 bộ phận chính: túi chứa khí, bộ cảm biến va chạm và hệ thống túi khí. Khi xảy ra va chạm, các cảm biến sẽ gửi tín hiệu ghi nhận gia tốc giảm dần cho bộ điều khiển điện tử. Khi tín hiệu này đủ lớn (xe bị va chạm mạnh), bộ điều khiển điện tử trên xe ô tô sẽ cung cấp một dòng điện để kích nổ túi khí. Vận tốc nổ túi khí là rất nhanh, khoảng 10 đến 40 phần nghìn giây. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ nâng đỡ, các túi khí sẽ tự động xả hơi nhanh chóng để tránh làm kẹt khách hàng. Hiện nay, có ba loại túi khí đang được phổ biến trên thị trường, bao gồm túi khí trước, túi khí bên và túi khí chân. Túi khí trước được lắp đặt phía dưới táp-lô ngay trước mặt người lái và hành khách ngồi bên cạnh ghế lái. Đây là loại túi khí nhằm giảm thiểu chấn thương khi xe xảy ra va chạm trực diện và là tiêu chuẩn bắt buộc đối với tất cả các mẫu xe. Loại thứ hai là túi khí được lắp đặt bên hông xe nhằm bảo vệ khách hàng trong các va chạm sườn xe và các vụ lật xe. Để bảo vệ đầu gối và ống chân của hành khách khi xe gặp tai nạn, một số mẫu xe hiện đại còn được trang bị túi khí chân dưới sàn xe.
Hyundai-i10-Airbag 

Ngày nay, nhiều hãng xe thường dùng số lượng túi khí như một tiêu chuẩn an toàn nhằm thu hút khách hàng. Thực tế, không ít người đánh đồng mức độ an toàn của xe với số lượng túi khí được lắp đặt trên xe. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ô tô khuyên khách hàng nên xem trọng sự chắn chắn của bộ khung thép và dây đai bảo hiểm hơn là số lượng túi khí. Các bài kiểm tra va chạm của Ủy ban quản lý giao thông cao tốc Mỹ (NHTA) cho thấy số lượng túi khí không phải là yếu tố quyết định chỉ số an toàn của các mẫu xe. Nhiều mẫu xe có số lương túi khí ít hơn nhưng vẫn có chỉ số an toàn cao hơn so với mẫu xe lắp đặt nhiều túi khí và ngược lại. Để túi khí phát huy được hiệu quả tối đa, người lái và hành khách trên xe nên nẵm rõ phương thức hoạt động của hệ thống này và lưu ý một số điểm sau:

  • Khi xảy ra va chạm, túi khí được kích nổ với tốc độ rất nhanh và tạo ra lực khá mạnh. Do đó, không để đồ hoặc lắp thêm vật dụng trên hệ thống túi khí.
  • Sau khi nổ, lượng khí bên trong túi sẽ có nhiệt độ rất cao do ma sát và tác động của vận tốc. Vì thế, không nên tiếp xúc với các bộ phận bên trong túi khí sau khi nổ để tránh bị bỏng.
  • Để đảm bảo an toàn cho trẻ, không được lắp ghế trẻ em quay lưng về phía trước để tránh trường hợp trẻ bị túi khí va vào người.

Carmudi Việt Nam

back
Carmudi Vietnam
Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ