Bình chữa cháy trên ô tô và những điều bạn cần biết

Bắt đầu từ ngày 6/1/2016, theo thông tư số 57 của Bộ Công an, các xe ô tô từ 4 đến 9 chỗ ngồi bắt buộc phải trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Thông tư này vừa chính thức có hiệu lực vì vậy gây không ít hoang mang cho những người sử dụng ô tô.

Không phương tiện phòng cháy, chữa cháy trên ô tô sẽ bị xử phạt thế nào?

Theo Thông tư số 57/2015/TT-BCA mà Bộ Công An đã ban hành, nhằm hướng dẫn trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Các xe ô tô từ 4 chỗ trở lên, xe rơmoóc hoặc sơmi rơmoóc chở khách được kéo bởi xe ôtô, máy kéo, xe vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bắt buộc phải trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy (PCCC).

Bình chữa cháy trên ô tô và những điều bạn cần biết

Trong trường hợp các loại xe kể trên không chấp hành đúng thông tư mà Bộ Công An đã ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 6/1/2016, sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng. Mức chế tài này được áp dụng đối với một trong những hành vi vi phạm như: trang bị phương tiện PCCC không đầy đủ, trang bị phương tiện PCCC không đồng bộ theo quy định và  không trang bị phương tiện PCCC.

Tiêu chuẩn phương tiện phòng cháy, chữa cháy được quy định với ô tô

Theo quy định mới của Bộ công an, các phương tiện giao thông cơ giới đường được đề cập trong Thông tư số 57/2015/TT-BCA phải trang bị ít nhất một bình cứu hỏa.

Theo đó, bình cứu hỏa phải đáp ứng tiêu chuẩn như loại dưới 4kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4kg. Đối với xe ô tô trên 30 chỗ ngồi cần 1 bình cứu hỏa dưới 4 kg và hai bình lớn từ 4-6kg và một số trang bị cứu hộ khác.

Bình chữa cháy trên ô tô và những điều bạn cần biết

Bình chữa cháy trên ô tô cần được lắp đặt ở vị trí nào?

Các chủ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nên lưu ý về việc lắp đặt bình chữa cháy trên để tránh ảnh hưởng tầm nhìn, thao tác khi lái xe cũng như đảm bảo an toàn tối đa cho những người trên xe.

Với những mẫu xe ô tô có từ 4-5 chỗ ngồi, không gian nội thất khá hẹp, vì vậy tiện phòng cháy, chữa cháy nên lắp đặt những nơi dễ quan sát, và dễ dàng thao tác khi cần sử dụng. Hiện nay, các bình chữa cháy dành cho ô tô được phân phối trên thị trường thường đi kèm với một ngàm móc. Chính vì vậy, thay vì đặt ở khoang hành lý phía sau, các chủ xe có thể đặt dưới ghế lái, phần bân dưới của bảng táp lô, nóc sườn xe hay sàn xe ở vị trí ghế phụ phía trước.

Bình chữa cháy trên ô tô và những điều bạn cần biết

Sử dụng bình cứu hỏa như thế nào?

Bình cứu hỏa hiện nay chủ yếu được chia làm hai loại, gồm loại bình bột khô MFZ và bình khí CO2. Vì vậy trong quá trình sử dụng, các chủ phương tiện cần chú ý, xem kỹ cấu tạo, hướng dẫn sử dụng của từng loại bình chữa cháy để tránh trường hợp lúng túng khi sử dụng.

Khi phát hiện mùi khét và đám cháy nhỏ trên ô tô cần lập tức dừng xe ở lề đường, sơ tán mọi người trên xe thoát ra ngoài sau đó chuẩn bị kịp thời bình chữa cháy. Với các bình chữa cháy trên ô tô trước khi sử dụng cần lắc nhẹ để bột khô MFZ được trộn đều. Đứng ở đầu hướng gió trong trường hợp đám cháy ở bên ngoài, đứng gần cửa xe trong trường hợp đám cháy ở nội thất xe, giữ bình ở tư thế thẳng đứng sau đó phun liên tục vào đám cháy cho đến khi đám cháy tắt hẳn.

Bảo quản bình chữa cháy trên ô tô như thế nào đẻ đảm bảo an toàn?

Trang bị bình chữa cháy trên xe, bạn nên thường xuyên kiểm tra tình trạng của thiết bị này. Nếu phát hiện hư hỏng ở van áp suất, chốt hãm, đai ốc hay phần võ bình chữa cháy bị gỉ sét thì ngay lập tức thay thế để bảo đảm an toàn.

Khi thiết kế vị trí đặt bình chữa cháy, cần đặt những nơi thoáng mát, bởi các bình cứu hỏa ô tô hiện nay được nhà sản xuất khuyến cáo là không nên đặt trông môi trường nhiệt độ vượt quá 50 độ C. Vì vậy, cần đặt bình chữa cháy tại những nơi tránh ánh nắng mặt trời. 

back
Carmudi Vietnam
Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ