Chia sẻ kỹ thuật lái xe ô tô trong tình huống bị trượt bánh xe

Lái xe đòi hỏi rất nhiều kỹ năng cũng như kinh nghiệm khi di chuyển xe trên đường trơn trượt. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn những kỹ năng giúp lái xe an toàn khi gặp những tình huống trượt bánh xe nguy hiểm.

Trượt bánh

Vào mùa mưa, nguy hiểm bất ngờ thường rất dễ xảy ra khi điều khiển xe ô tô khi di chuyển trên những con đường bùn lầy. Hiện tượng trượt bánh xảy ra khi người lái mất bình tĩnh và cố nhấn chân ga để tăng tốc thoát khỏi vũng lầy. Lúc này, các bánh xe bắt đầu bị trượt và quay nhanh hơn so với tốc độ thông thường. Một số mẫu xe được trang bị hệ thống chống trượt lại có xu hướng khóa bánh bị trượt, và nếu đây là bánh truyền động, xe sẽ đứng tại chỗ và không thể di chuyển. Ngoài ra, xe sẽ còn nhiều hậu quả khác tùy theo xe dẫn động cầu trước hay cầu sau.

Để giữ cho xe ô tô luôn được ổn định trong tình huống này, bạn hãy giảm chân ga cho đến khi xe lấy lại độ bám trên đường. Sau đó, bạn hãy di chuyển thật chậm rãi và cẩn thận trên những con đường bùn lầy hoặc ổ gà. Nhằm đảm bảo an toàn cho bạn cũng xe ô tô, bạn hãy cảm nhận độ trượt của bánh xe khi di chuyển trên đường, lúc này tùy thuộc vào tình huống khác nhau bạn hãy đạp chân ga ở mức độ phù hợp.

Trượt bánh

Hiện nay, có rất nhiều mẫu xe ô tô được trang bị hệ thống kiểm soát độ bám đường nhằm giúp cho xe không bị trượt bánh bằng cách kích hoạt phanh hoặc tự động giảm ga hoặc cả hai. Điều này gây ra một số khó khăn nhất định khi xe đang di chuyển trên xuống đồi dốc hoặc di chuyển ra khỏi bãi đậu xe trên con đường bùn đất. Việc cần làm lúc này là bạn hãy tắt chức năng của hệ thống này. Đồng thời, nhấn và nhả chân ga từ từ cho đến khi bánh e lấy lại độ bám đường. Lúc này, xe của bạn sẽ di chuyển dễ dàng hơn.

Khóa bánh

Khóa bánh là hiện tượng dễ bắt gặp khi xe ôtô phanh mạnh và đột ngột. Về cơ bản, bánh xe sẽ ngừng quay nhưng do lực quán tính nên chiếc xe vẫn bị trượt về trước.

Trong trường hợp xảy ra hiện tượng khóa bánh do phanh, bạn chỉ cần nhả phanh và dậm lại phanh chậm rãi, nhẹ nhàng hơn. Hiện tượng này thường cũng rất dễ xảy ra khi đi qua những đoạn đường trơn trượt. Nếu bạn đột ngột phanh từ 0 lên 50% thì bánh xe sẽ tự động khóa. Còn nếu phanh từ từ, bạn vẫn có thể vượt qua ngưỡng 50% mà bánh xe vẫn không bị khóa.

Nếu bạn đang lái xe trên một đoạn đường thẳng có nhiều đất và di chuyển ở tốc độ chậm, bạn có thể thường xuyên kiểm tra độ trơn trượt của mặt đường bằng cách khóa bánh nhờ phanh. Ngoài ra, nếu bạn di chuyển trên đường đất có lẫn đá, phanh khóa bánh sẽ giúp xe dừng lại nhanh chóng và an toàn hơn.

Các mẫu xe hiện nay đa số đều trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Hệ thống này áp đặt một ngưỡng phanh nhất định lên cả bốn bánh xe giúp ngăn chặn hiện tượng khóa bánh.

Thiếu lái Understeer

Bánh xe bị mất độ bám đường và chiếc xe không thể quẹo cua theo ý muốn của người lái thường xảy ra ở hiện tượng mất bám bánh trước. Nếu góc cua càng nhỏ và tốc độ di chuyển càng lớn thì khiến xe sẽ gặp nguy hiểm rất cao. Vì thế, khi bạn lưu thông qua đoạn đường này bạn cần hết sức chú ý và cẩn trọng.

Khi bạn di chuyển qua đường cua với tốc độ cao, kỹ thuật lái xe ô tô hiệu quả nhất để giảm tác động của thiếu lái là ngay lập tức bỏ chân ga và đạp phanh một cách chậm rãi. Bạn cần quan sát và giữ tâm lý thật bình tĩnh điều chỉnh vô lăng ở mức độ phù hợp.

Thiếu lái Understeer

Đối với những xe dẫn động bánh trước, khi trượt bánh trước có thể gây ra hiện tượng thiếu lái nghiêm trọng. Vì thế, khi bạn sở hữu dòng xe dạng này, nếu xảy ra mất bám bánh trước đa phần sẽ rất khó xử lý. Lúc này bạn nhả ga và nhấn nhẹ phanh để làm cho trọng lượng dồn một ít về bánh trước. Nhờ đó, xe có thể lấy lại độ bám đường và tiếp tục đánh lái để xe về đúng hướng di chuyển.

Khi xe bị thiếu lái, tâm lý người điều khiển thường cố gắng đánh vô lăng nhiều hơn. Tuy vậy, việc này chỉ gây lãng phí thời gian và làm vấn đề thêm rắc rối hơn. Bạn hãy tập trung xử lý chân phanh và chân ga, vô lăng ít điều chỉnh vào góc cua giúp lấy lại độ bám đường của lốp nhanh hơn.

Dư lái Oversteer

Khi đã xảy ra hiện tượng này, xe có xu hướng quay tròn, lúc này có giảm tốc cũng không thể đưa xe trở lại quỹ đạo. Hiện tượng này thường xảy ra trên những mẫu xe dẫn động cầu sau (đôi khi xảy ra trên xe dẫn động bốn bánh). Cách xử lý Oversteer rất đơn giản, bạn chỉ cần nhả chân ga và nhẹ nhàng điều khiển vô-lăng theo hướng bạn mong muốn.

Hiện tượng dư lái thường xảy ra khi bạn di chuyển quá nhanh và đạp phanh khi vào cua. Bánh sau bắt đầu bị trượt vì trọng lượng dồn quá nhiều vào bánh trước, áp lực đè lên bánh sau bị giảm. Với những mẫu xe có trọng lượng dồn nhiều vào bánh sau như xe bán tải hay những mẫu xe dẫn động cầu sau thì thường xuyên xảy ra hiện tượng này. Oversteer cũng thường xảy ra khi xe xuống dốc tại khúc cua, hoặc đạp ga tăng tốc khi đang trong khúc cua.

Để giúp xe không gặp phải tình trạng Oversteer, bạn hãy tập trung và đạp phanh cùng tăng ga nhẹ nhàng để một phần trọng lượng dồn lại về bánh sau và ngăn nó trượt.

Trượt qua lại Counterskid

Counterskid thường xảy ra sau khi bạn bị dư lái và xử lý chưa tốt. Lúc này, đuôi xe sẽ trượt qua lại và tạo ra xung lực. Bạn nên quan sát và xử lý tình huống kịp thời, nếu không bánh xe sẽ bị trượt vòng và mất kiểm soát.

Trong tình huống bạn bị dư lái, hãy tập trung điều chỉnh vô lăng thật nhẹ nhàng và cẩn thận, nhất là chú ý quan sát hướng đi. Khi bạn đã điều khiển xe vào đúng đường, hãy điều chỉnh bánh xe thẳng để trọng lực phân bổ vào bốn bánh. Việc trượt bánh xe sẽ xảy ra khi bạn xử lý tình huống chậm, đánh vô lăng quá mức và lập lại những sai lầm này khi xe ra khỏi đường.

Trong quá trình lái xe, điều quan trọng hơn hết là bạn cần khả năng quan sát và giải quyết vấn đề một cách hoàn hảo. Điều này giúp bạn làm chủ được vô lăng trong những tình huống khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn nhất khi lái xe.

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

back
Carmudi Vietnam
Đánh giá:
5/5 (11 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ