Chiều dài cơ sở là gì? Cách đo

Chiều dài cơ sở là một thông số khá quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận hành lẫn không gian bên trong giữa các hàng ghế. Tuy nhiên, không phải lúc nào chiếu dài cơ sở dài cũng tốt hơn ngắn. Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phân bổ và thiết lập một chiều dài cơ sở phù hợp.

Chiều dài cơ sở là gì?

Chiều dài cơ sở hay còn gọi khoảng cách trục là một trong những đơn vị kích thước được Cục Đăng kiểm Việt Nam đưa vào trong sổ đăng kiểm của xe cơ giới nói chung và xe ô tô du lịch nói riêng. Chiều dài cơ sở được tính là khoảng cách giữa hai tâm của bánh xe trước và sau, là đại lượng mà người sử dụng xe ô tô không được thay đổi vì bất kỳ lý do nào.

Chiều dài cơ sở là gì?

Chiều dài cơ sở lớn sẽ giúp các nhà thiết kế ô tô có thể bố trí không gian giữa các hàng ghế ngồi được thoải mái và dễ chịu nhất. Một mẫu xe có chiều dài cơ sở lớn sẽ có khoảng để chân dư giả, người ngồi thậm chí có được những bộ ghế có thể ngả lưng nhiều nhất, thậm chí có thể nằm được.

Tuy nhiên nhược điểm của chiều dài cơ sở lớn chính là bán kính vòng quay tối thiểu của những chiếc xe này rất lớn, khó di chuyển, quay đầu trong không gian hẹp. Ở các giao lộ, người lái phải đánh vô lăng nhiều vòng và nhiều lần hơn đáng kể, nếu so với các dòng xe có chiều dài cơ sở nhỏ.

Ví dụ dễ hiểu nhất là dòng hatchback hạng A như Kia Morning với chiều dài cơ sở chỉ 2.400 mm. Tương ứng là bán kính quay vòng tối thiểu chỉ 4,9 mét. Trong khi nếu so với một dòng xe bán tải nổi bật là Ford Ranger, có chiều dài cơ sở 3.220 mm, bán kính quay vòng phải cần đến 6,35 mét.

Điều này có nghĩa Kia Morning có thể quay đầu trên 1 đoạn đường chỉ cần có chiều rộng 9,8 mét. Trong khi đó, để quay đầu trót lọt Ford Ranger với 1 lần đánh vô lăng hết lái duy nhất, người lái cần 1 đoạn đường rộng đến 12,7 mét. Khác biệt giữa hai chiếc xe có chiều dài cơ sở khác nhau là rất lớn.

Trên một số dòng xe hạng sang đắt tiền có chiều dài cơ sở lớn như Mercedes-Benz S-Class, các nhà sản xuất cũng nghiên cứu hệ thống đánh lái bánh sau để giúp giảm bán kính vòng quay tối thiểu. Tuy nhiên, tiện ích này khá đắt tiền và không dễ để áp dụng trên những dòng xe phổ thông vốn có chiều dài cơ sở lớn như xe bán tải Ford Ranger.

Cách đo chiều dài cơ sở

Không như chiều rộng cơ sở có sự chênh lệch giữa hai trục trước sau, chiều dài cơ sở chỉ có một đơn vị duy nhất và được đo bởi khoảng cách giữa hai trục dẫn động trước và sau. Với xe ô tô con, xe du lịch, chiều dài cơ sở còn có thể hiểu là khoảng cách giữa hai bánh xe trước và sau.

Cách đo chiều dài cơ sở

Trong khi với xe ô tô tải, xe chở khách sử dụng công thức bánh xe kiểu 3 chân hay 2 cầu 2 dí sẽ có cách đo chiều dài cơ sở khác nhau. Theo cách đo của Cục Đăng kiểm Việt Nam, chiều dài cơ sở sẽ lấy thành từng phần.

Ví dụ với xe 3 chân Hyundai HD270, khoảng cách trục sẽ là 3.290 + 1.300 (mm). Với xe 2 cầu 2 dí Hyundai HD320, khoảng cách trục sẽ là 1.700 + 4.850 + 1.300 (mm)

Chiều dài cơ sở ảnh hưởng đến những yếu tố nào?

Thiết kế của xe

Thông thường, các hãng xe sẽ cố gắng thiết kế tối ưu nhất có thể để chiếc xe của mình có chiều dài cơ sở lớn nhất phân khúc. Điều này sẽ giúp cho việc thiết kế nội thất dễ dàng hơn. Tuy nhiên các một chiếc xe có chiều dài cơ sở quá dài sẽ dẫn đến mất cân đối.

Chiều dài cơ sở ảnh hưởng đến những yếu tố nào

Mặc dù vậy vẫn có những ngách thị trường, khách hàng tại đó ưa thích những dòng xe có trục cơ sở được kéo dài hơn như tại Trung Quốc. Ngoài ra, cũng có số ít khách hàng quý tộc ưa thích những dòng xe limousine với trục cơ sở rất dài. Một số dòng xe của nguyên thủ quốc gia trên thế giới cũng có chiều dài cơ sở dài.

Bán kính quay vòng tối thiểu

Không chỉ chiều dài tổng thể, chiều dài cơ sở mà chiều dài cơ sở cũng quyết định rất lớn đến bán kính quay vòng tối thiểu của một dòng xe. Xe càng hẹp, càng linh hoạt và lanh lợi, trong khi xe có chiều rộng ô tô lớn sẽ phải xoay trở khó khăn hơn. Chưa kể việc phải đưa xe vào các bãi đỗ tiêu chuẩn cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Chiều dài cơ sở ảnh hưởng đến những yếu tố nào

Ví dụ, để đậu xe trong bãi với Kia Morning sẽ rất dễ dàng, nhưng với một chiếc xe bán tải to kềnh càng như Ford F-150 rõ ràng khó khăn hơn rất nhiều.

Không gian nội thất

Một chiếc xe có chiều rộng lớn, sẽ có nhiều không gian hơn cho các hãng ghế. Chúng ta có thể ngồi được nhiều người hơn trên cùng một hàng.

Chiều dài cơ sở ảnh hưởng đến những yếu tố nào

Ví dụ, chiều dài cơ sở Ford Tourneo lên đến 2.095 mm, giúp mẫu xe này có thể ngồi thoải mái 3 người lớn trên hàng ghế thứ ba, trong khi giữa hàng ghế thứ 2 có hẳn một lối đi rất thuận tiện cho hành khách ở hàng ghế thứ ba. Tuy nhiên đánh đổi lại, Ford Tourneo có bán kính vòng quay tối thiểu lên đến 6,4 mét. Người lái khá mệt mỏi khi quay đầu, đưa xe vào bãi đỗ hẹp…

Chiều dài cơ sở xe 4 chỗ phổ biến

Phân khúc xe hạng A

Trong phân khúc xe hạng A, có 5 mẫu xe đang được bán với cả nguồn gốc nhập khẩu nguyên chiếc lẫn lắp ráp trong nước. Hầu hết các dòng xe này đều duy trì chiều dài cơ sở khá nhỏ. Mục đích chính là để thuận tiện di chuyển trong đô thị.

Dòng xe

Chiều dài cơ sở (mm)

Hyundai i10

2.425

Hyundai i10 sedan

2.425

Kia Morning GT-Line và X-Line

2.400

Kia Morning

2.385

VinFast Fadil

2.385

Toyota Wigo

2.455

Honda Brio

2.405

Trong phân khúc này, Honda Brio là dòng xe có chiều dài cơ sở lớn nhất với 2.455 mm. Đây cũng là dòng xe có khoang cabin thoải mái và cân đối tốt nhất cả khoang ngồi lẫn khoang chứa hành lý. Trong khi Kia Morning và VinFast Fadil là chiếc xe có chiều dài cơ sở nhỏ nhất chỉ 2.385 mm, nhỏ hơn dòng xe lớn nhất trong phân khúc 70 mm.

Phân khúc xe sedan hạng B

Trải qua nhiều năm, các dòng sedan hạng B ngày càng mở rộng kích thước, ngày càng tiệm cận với các dòng sedan hạng C. Chiều dài cơ sở của các mẫu xe này lần lượt như sau:

Dòng xe

Chiều dài cơ sở (mm)

Toyota Vios

2.550

Hyundai Accent

2.600

Honda City

2.600

Suzuki Ciaz

2.650

Mazda 2

2.570

Mitsubishi Attrage

2.550

Kia Soluto

2.570

Trong phân khúc xe sedan hạng B, Suzuki Ciaz là dòng xe có chiều dài cơ sở lớn nhất phân khúc với 2.650 mm, gần tiệm cận với các dòng sedan hạng C. Trong khi đó, Mitsubishi Attrage và Toyota Vios có chiều dài cơ sở gắn nhất với 2.550 mm.

Phân khúc xe sedan hạng C

Chiều dài cơ sở của các mẫu xe này lần lượt như sau:

Dòng xe

Chiều dài cơ sở (mm)

Kia Cerato

2.700

Mazda 3

2.725

Hyundai Elantra

2.700

Honda Civic

2.700

Toyota Corolla Altis

2.700

Trong phân khúc xe sedan hạng C, Mazda3 là dòng xe mới nhất trình làng thế hệ mới tại Việt Nam. Chính vì vậy, mẫu xe này sở hữu chiều dài cơ sở lớn nhất với 2.735 mm. Trong khi đó, phần còn lại có chiều dài cơ sở khá tương đồng với mức 2.700 mm.

Phân khúc xe sedan hạng D

Chiều dài cơ sở của các mẫu xe này lần lượt như sau:

Dòng xe

Chiều dài cơ sở (mm)

Toyota Camry

2.825

Mazda 6

2.830

Kia Optima

2.805

Honda Accord

2.830

VinFast Lux A2.0

2.968

Trong phân khúc xe sedan hạng D, VinFast Lux A2.0 cũng là dòng xe có chiều dài cơ sở lớn nhất phân khúc. Trong khi đó, Kia Optima có chiều dài cơ sở ngắn nhất là 2.805 mm. Tuy nhiên phân khúc này hầu hết có khoang nội thất rộng rãi và chênh lệch về chiều dài cơ sở không phải là yếu tố cạnh tranh chính. Điểm nhấn của phân khúc này chính là thương hiệu với sự nổi trội của Toyota Camry

Phân khúc xe SUV hạng B

Chiều dài cơ sở của các mẫu xe này lần lượt như sau:

Dòng xe

Chiều dài cơ sở (mm)

Ford EcoSport

2.519

Honda HR-V

2,610

Hyundai Kona

2.600

Kia Seltos

2.610

Mazda CX-3

2.570

MG ZS

2.585

Peugeot 2008

2.605

Trong phân khúc xe SUV hạng B, Kia Seltos và Honda HR-V là dòng xe có chiều dài cơ sở lớn nhất phân khúc với 2.610 mm. Trong khi đó, Ford EcoSport là mẫu xe có chiều dài cơ sở ngắn nhất với chỉ 2.519 mm.

Phân khúc xe CUV hạng C

Chiều dài cơ sở của các mẫu xe này lần lượt như sau:

Dòng xe

Chiều dài cơ sở (mm)

Hyundai Tucson

2.670

Mazda CX-30

2.655

Mazda CX-5

2.700

MG HS

2.720

Peugeot 3008

2.730

Subaru Forester

2.670

Toyota Corolla Cross

2.640

Trong phân khúc xe CUV hạng C, Peugeot 3008 là dòng xe có chiều dài cơ sở lớn nhất phân khúc với 2.730 mm. Trong khi đó, Toyota Corolla Cross là mẫu xe có chiều rộng thấp nhất với chỉ 2.640 mm.

Chiều dài cơ sở xe 7 chỗ phổ biến

Phân khúc xe MPV 7 chỗ cỡ trung

Chiều dài cơ sở của các mẫu xe này lần lượt như sau:

Dòng xe

Chiều dài cơ sở (mm)

Mitsubishi Xpander

2.775

Mitsubishi Xpander Cross

2.775

Suzuki Ertiga

2.740

Suzuki XL7

2.740

Kia Rondo

2.750

Toyota Avanza

2.655

Toyota Rush

2.685

Toyota Innova

2.750

Trong phân khúc xe MPV 7 chỗ cỡ trung, Mitsubishi Xpander và Xpander Cross là hai dòng xe có chiều dài cơ sở lớn nhất phân khúc với 2.775 mm. Trong khi đó, Toyota Avanza là dòng xe có chiều dài cơ sở ngắn nhất với chỉ 2.655 mm.

Phân khúc xe SUV 7 chỗ cỡ trung

Chiều dài cơ sở của các mẫu xe này lần lượt như sau:

Dòng xe

Chiều dài cơ sở (mm)

Toyota Fortuner

2.745

Ford Everest

2.850

Mitsubishi Pajero Sport

2.800

Isuzu mu-X

2.845

Nissan Terra

2.850

Trong phân khúc xe SUV 7 chỗ cỡ trung, Nissan Terra và Ford Everest là dòng xe có chiều dài cơ sở lớn nhất phân khúc với 2.850 mm. Trong khi đó, Toyota Fortuner là dòng xe có chiều dài cơ sở ngắn nhất với chỉ 2.745 mm.

Phân khúc xe CUV 7 chỗ cỡ trung

Chiều dài cơ sở của các mẫu xe này lần lượt như sau:


Dòng xe

Chiều dài cơ sở (mm)

Honda CR-V

2.660

Mazda CX-8

2.930

Hyundai Santa Fe

2.765

Kia Sorento

2.815

Mitsubishi Outlander

2.670

Nissan X-Trail

2.705

Peugeot 5008

2.840

VinFast Lux SA2.0

2.933

Trong phân khúc xe CUV 7 chỗ cỡ trung, VinFast Lux SA2.0 là dòng xe có chiều dài cơ sở lớn nhất phân khúc với 2.933 mm. Trong khi đó, Honda CR-V đang là dòng xe có chiều dài cơ sở ngắn nhất với chỉ 2.660 mm. Cùng với Mitsubishi Outlander và Nissan X-Trail, Honda CR-V có chiều dài cơ sở chỉ ngang với các dòng CUV 5 chỗ hạng C.

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

back
Carmudi Vietnam
Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ