Có gì bất ngờ bên trong hộp số tự động xe ô tô?

Trên thị trường, hộp số tự động đang dần chiếm ưu thế và ngày càng được sử dụng rộng rãi trên những phương tiện di chuyển. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về cách tạo số của hộp số tự động.

Cấu tạo hộp số tự động trên xe ô tô

Quan sát bên trong một hộp số tự động của xe ô tô, bạn sẽ thấy có sự sắp đặt từng phần riêng lẻ, với từng không gian hợp lý. Trong số đó bao gồm:

– Các bộ truyền bánh răng hành tinh.

– Các bộ phanh đai dùng để khoá các phần của bộ truyền bánh răng hành tinh.

– Các bộ gồm nhiều đĩa ly hợp ma sát ướt làm việc trong dầu dùng để khoá các phần của bộ truyền bánh răng hành tinh.

– Hệ thống thuỷ lực để điều khiển các ly hợp và phanh đai (hay còn gọi là phanh dải)

– Một bộ bơm thủy lực để luân chuyển dầu truyền động trong hộp số.

– Bộ điều khiển bơm và hệ thống các đường thủy lực

Có thể nói, một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống là bộ truyền bánh răng hành tinh. Để có thể chế tạo ra những bánh răng khớp lồng vào nhau, cũng như giúp cho chúng hoạt động đòi hỏi công nghệ sản xuất cao.

Cấu tạo hộp số tự động

Một bộ bánh răng hành tinh là một loại gồm các bánh răng ăn khớp với nhau theo sơ đồ khép kín

Bánh răng mặt trời, bánh răng bao, các bánh răng hành tinh và cần dẫn. Bánh răng mặt trời có vành răng ngoài và được đặt trên một trục quay. Bánh răng bao có vành răng trong, và được đặt trên một trục quay khác đồng trục với bánh răng mặt trời. Các bánh răng hành tinh thì nằm giữa và ăn khớp với bánh răng mặt trời, bánh răng bao. Trục của các bánh răng hành tinh được liên kết với một cần dẫn, cũng có trục quay đồng thời với bánh răng bao và bánh răng mặt trời.

Như vậy, ta có thể nhận ra 3 trục có cùng đường tâm quay ở dạng trục lồng và nó được gọi là đường tâm trục của cơ cấu hành tinh. Các trục đều có thể quay tương đối với nhau. Số lượng bánh răng hành tinh có thể là 2, 3, 4 tùy thuộc vào cấu trúc của chúng. Các bánh răng hành tinh vừa quay xung quanh trục của nó vừa quay xung quanh trục của cơ cấu hành tinh. 

Nguyên lý hoạt động của cơ cấu hành tinh

Một cơ cấu hành tinh bao gồm ba loại bánh răng: một bánh răng mặt trời, một bánh răng bao và một số bánh răng hành tinh lắp trên một cần dẫn.

Được biết, cơ cấu hành tinh là cơ cấu ba bậc tự do tương ứng với ba chuyển động của các trục bánh răng mặt trời, bánh răng bao và cần dẫn. Vì vậy, để có một chuyển động từ đầu vào đến đầu ra thì một trong ba bậc tự do trên phải được hạn chế.

Nguyên lý hoạt động của cơ cấu hành tinh

Nguyên lý truyền động của cơ cấu hành tinh được thể hiện qua 4 trường hợp sau đây:

Giảm tốc (i>1)

Ở chế độ này, trạng thái và tên gọi của các phần tử được thể hiện như sau:

Bánh răng bao: Phần tử chủ động

Bánh răng mặt trời: Cố định

Cần dẫn: Phần tử bị động

Khi bánh răng bao quay theo chiều kim đồng hồ, các bánh răng hành tinh sẽ quay xung quanh bánh răng mặt trời, trong khi đó chính nó cũng quay xung quanh trục của nó theo chiều kim đồng hồ. Điều đó làm cho tốc độ quay của cần dẫn giảm xuống tùy thuộc số răng của bánh răng bao và bánh răng mặt trời. 

Tăng tốc (i

Ở chế độ này, trạng thái và tên gọi của các phần tử được thể hiện như sau:

Bánh răng bao: Phần tử bị động

Bánh răng mặt trời: Cố định

Cần dẫn: Phần tử chủ động

Khi cần dẫn quay theo chiều kim đồng hồ, các bánh răng hành tinh sẽ quay quanh bánh răng mặt trời trong khi chúng cũng quay quanh trục của nó theo chiều kim đồng hồ. Điều đó sẽ làm cho bánh răng bao tăng tốc tùy thuộc số răng của bánh răng bao và bánh răng mặt trời.

Đảo chiều

Ở chế độ này, trạng thái và tên gọi của các phần tử được thể hiện như sau:

Bánh răng bao: Phần tử bị động

Bánh răng mặt trời: Phần tử chủ động

Cần dẫn: Cố định

Khi bánh răng mặt trời quay theo chiều kim đồng hồ, các bánh răng hành tinh lúc này do cần dẫn bị cố định, nên sẽ tự quay quanh trục của nó, ngược chiều kim đồng hồ. Điều đó làm cho bánh răng bao cũng quay ngược chiều kim đồng hồ. Lúc này bánh răng bao giảm tốc phụ thuộc vào số răng của bánh răng bao và bánh răng mặt trời.

Truyền thẳng (i=1)

Bánh răng mặt trời, bánh răng bao: Phần tử chủ động

Cần dẫn: Phần tử bị động

Cách tạo số của Hộp số tự động

Theo như những phân tích phía trên, khi có một lực tác động cố định, chọn phần tử chủ động và phần tử nào bị động trong hệ bánh răng sẽ cho ta 1 tỷ số truyền. Nhìn tổng quan hơn cho toàn bộ hộp số thì trong đó là sự kết hợp của nhiều bộ bánh răng kết hợp với nhau để cho ra một tỷ số truyền cuối cùng ở trục ra hộp số tự động. Về sơ đồ bố trí sự kết hợp này như thế nào thường được áp dụng từ các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm chế tạo đúc rút trong nhiều thập kỷ qua kể từ khi hộp số tự động ra đời. Và thường chỉ có nhà sản xuất mới biết được điều này.

Cách tạo số của Hộp số tự động

Nhờ vào hai hay nhiều phanh dải, ly hợp ma sát sẽ quyết định được bộ phận nào cố định, cái nào chủ động, cái nào bị động. Bạn có thể tham khảo bảng diễn tả cách tạo số của một loại hộp số tự động 8 cấp của ZF.

Qua bài viết, có thể nhận định rằng hộp số tự động là một bộ phận được tạo ra rất phức tạp và tỉ mỉ. Sự ra đời của hộp số tự động đã làm thay đổi trải nghiệm lái lúc bấy giờ. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu được cách tạo số trên hộp số tự động.

Theo Oto-Hui

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

back
Carmudi Vietnam
Kia Carnival 2023

Kia Carnival 2023

19,460 km

1 tỷ 440 triệu

Hyundai Grand i10 2016

Hyundai Grand i10 2016

19,000 km

279 triệu

Bán Mazda 6 2016 màu trắng

Bán Mazda 6 2016 màu trắng

83,000 km

445 triệu

Honda Civic 2008

Honda Civic 2008

160,000 km

240 triệu

Toyota Veloz Cross 2022 CVT

Toyota Veloz Cross 2022 CVT

31,000 km

599 triệu

Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ