Hai năm sau thảm họa túi khí, Takata chính thức nộp đơn xin phá sản

Sau thời gian dài đối mặt với hàng loạt án phạt, lệnh triệu hồi và các khoản tiền đền bù khổng lồ vì bê bối túi khí lỗi, tập đoàn Takata vừa phải đệ đơn xin phá sản tại thị trường Mỹ cũng như quê nhà Nhật Bản.

Scandal túi khí Takata được xem như một trong những vụ bê bối lớn và dai dẳng nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô với hơn 180 người thương vong, hơn 30 hãng xe chịu ảnh hưởng, 42 triệu chiếc xe bị triệu hồi và mức thiệt hại lên đến hàng tỉ USD tính cho đến thời điểm hiện tại.[caption id="attachment_5144" align=aligncenter width=640] Sau thời gian dài đối mặt với hàng loạt khó khăn, Takata đã chính thức nộp đơn xin phá sản[/caption]Kể từ đó, Takata bị cuốn vào vòng xoáy triệu hồi, sửa chữa, kiện tụng và bồi thường mà cho đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại.Vụ việc bắt đầu xảy ra từ tháng 4/2013 với đợt triệu hồi 3,6 triệu xe vì lỗi túi khí và không ngừng leo thang sau đó. Vào ngày 19/5/2015, bê bối túi khí Takata thực sự bùng nổ khi tập đoàn Nhật Bản chính thức thừa nhận gần 34 triệu chiếc xe gặp vấn đề về túi khí. Cụ thể hơn, bộ kích nổ túi khí do hãng sản xuất có khả năng phát nổ quá mạnh, gây thương tích, thậm chí là chết người.Cuối cùng, sau hơn 4 năm kể từ khi vụ việc bắt đầu và 2 năm từ khi bê bối bùng nổ, vào ngày 25/6 vừa qua, Takata chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản tại thị trường Mỹ và quê nhà Nhật Bản, đồng thời tuyên bố bán mình cho đối thủ.[caption id="attachment_5145" align=aligncenter width=640] Các lãnh đạo của Takata cúi đầu xin lỗi trong một buổi họp báo hồi tháng 6/2016.[/caption]Trong số đó, ít nhất 1 tỉ USD sẽ được dùng để chi trả án phí cũng như khắc phục hậu quả của bê bối túi khí Takata. Chiếm phần lớn (850 triệu USD) là số tiền chuyển cho các nhà sản xuất ô tô để họ thực hiện việc triệu hồi xe.Theo đó, Takata xác nhận hầu hết tài sản của họ sẽ được Key Safety Systems, một công ty cũng chuyên sản xuất túi khí có trụ sở tại Detroit (Mỹ), mua lại. Theo thỏa thuận giữa hai bên, Key Safety Systems sẽ trả cho Takata khoảng 1,6 tỉ USD.Trước đó, Takata đã bồi thường tổng cộng 125 triệu USD cho các nạn nhân và nộp phạt 25 triệu USD cho Bộ Tư pháp Mỹ. Key Safety Systems cũng thông báo rằng họ sẽ không cắt giảm nhân sự hay đóng cửa bất cứ nhà máy nào của Takata.Được biết, Key Safety Systems là một công ty Trung Quốc chuyên sản xuất bộ kích nổ túi khí, dây an toàn và cảm biến va chạm cho ngành công nghiệp ô tô, thuộc sở hữu của tập đoàn Ningbo Joyson Electronic. Trụ sở toàn cầu của tập đoàn này được đặt tại Michigan, Mỹ.[caption id="attachment_5146" align=aligncenter width=640] Một nạn nhân của túi khí Takata.[/caption]Quay trở lại vụ bê bối túi khí Takata, tính cho đến hết tháng 4/2017, mới chỉ có 15 trên tổng số 69 triệu bộ kích nổ túi khí được triệu hồi và thay thế tại Mỹ. Điều đó đồng nghĩa với khả năng sẽ còn nhiều người dùng gặp phải thương tích trong tương lai.Cái tên Takata có thể sẽ không còn tồn tại sau khi nộp đơn xin phá sản. Trên trang web của mình, công ty này cũng đã đưa ra lời xin lỗi chính thức cũng như hy vọng rằng trong tương lai, túi khí Takata sẽ lại có được lòng tin của khách hàng.Xem thêm thông tin tại Carmudi.

Nguồn: otofun

back
Carmudi Vietnam
Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ