Thẩm quyền của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự trong việc xử phạt vi phạm giao thông?

Trong một số trường hợp cần thiết Cảnh sát hình sự, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động có thể cùng phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

1. Cảnh sát hình sự có được phép di chuyển trên đường để tìm người vi phạm giao thông tại các khu vực đường lớn như quốc lộ không ?

Căn cứ theo Quyết định số 5600/2004/QĐ - BCA (X13) thì Cảnh sát hình sự được sắp xếp lại và sáp nhập vào lực lượng cảnh sát điều tra Bộ Công an trực thuộc Tổng cục Cảnh sát Nhân dân, với tên gọi Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự xã hội. Nhiệm vụ chính là tiến hành các biện pháp trinh sát và một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật để điều tra, khám phá nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động của bọn tội phạm về trật tự xã hội và các loại tội phạm trong lĩnh vực tệ nạn xã hội (trừ tội phạm về ma túy và tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ), góp phần bảo vệ tài sản xã, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Thẩm quyền của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự trong việc xử phạt vi phạm giao thông?

Trên thực tế, không có văn bản nào quy định về việc Cảnh sát hình sự được phép xử phạt vi phạm hành chính về giao thông hay yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để kiểm tra giấy tờ.

Tuy nhiên, đối với 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh bắt đầu từ năm 2011, Công an thành phố đã thành lập lực lượng 141 hay còn gọi là tổ công tác liên ngành bao gồm: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động và Cảnh sát hình sự với nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, kiểm tra hành chính, xử lý người điều khiển mô tô, xe máy vi phạm Luật giao thông đường bộ, mang theo vũ khí khi tham gia giao thông; kiểm tra các phương tiện giao thông khả nghi tàng trữ vũ khí, ma túy và các tài sản nghi do phạm tội mà có để phòng ngừa, ngăn chặn trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Do vậy, trong trường hợp cả ba lực lượng này cùng phối hợp làm nhiệm vụ thì Cảnh sát hình sự có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm giao thông.

2. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát cơ động:

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2010/NĐ-CP thì các lực lượng Cảnh sát khác (bao gồm Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Công an phụ trách xã, Công an phường) và Công an xã phối hợp cùng với Cảnh sát giao thông đường bộ để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong các trường hợp sau:

“1. Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị - xã hội; hoạt động văn hoá, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương.

2. Các đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp.

4. Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.”

Thẩm quyền của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự trong việc xử phạt vi phạm giao thông?

Bên cạnh đó, Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định rõ về thẩm quyền của Cảnh sát cơ động trong việc xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

"3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c, điểm h khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm m khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

d) Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;

đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 (trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12);

e) Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 15;

g) Điều 18, Điều 20;

h) Điểm b khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm k khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều 23;

i) Điều 26, Điều 29;

k) Khoản 4, khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;

l) Điều 47, Điều 49, Điều 51 (trừ điểm d khoản 4 Điều 51), Điều 52, Điều 53 (trừ khoản 4 Điều 53), Điều 72, Điều 73."

Như vậy, Cảnh sát cơ động chỉ có quyền thực hiện xử lý vi phạm hành chính về giao thông khi thuộc một trong các các trường hợp như được huy động khi có quyết định hoặc kế hoạch huy động của cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ được xử phạt đối với một số hành vi vi phạm theo Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

back
Carmudi Vietnam
Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ